Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định này là quy định về Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài (trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm) phải trích nộp Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm.
Trước ngày 30-4 hàng năm, Bộ Tài chính công bố mức trích nộp Quỹ cho năm tài chính, mức này không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Trước ngày 30-6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính. Trước ngày 31-12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải hoàn thành nghĩa vụ trích nộp Quỹ của năm tài chính.
Việc trích nộp được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ đạt 5% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài và 3% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Bộ Tài chính và được hạch toán, quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng riêng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Quỹ này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và thực hiện một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm.
Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.
Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
Trước ngày 30-4 hàng năm, Bộ Tài chính công bố mức trích nộp Quỹ cho năm tài chính, mức này không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Trước ngày 30-6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính. Trước ngày 31-12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải hoàn thành nghĩa vụ trích nộp Quỹ của năm tài chính.
Việc trích nộp được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ đạt 5% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài và 3% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Bộ Tài chính và được hạch toán, quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng riêng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
Quỹ này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ được sử dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản và thực hiện một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm.
Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.
Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
Nguồn tin: (HQ Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét